Làng Đại Bình (Nông Sơn) không chỉ được biết đến với những miệt vườn trái cây, nơi đây còn là xứ sở của những vùng mía bạt ngàn. Nghề làm đường mía thủ công tồn tại ở ngôi làng nhỏ này khoảng hơn ba mươi năm qua. Những gốc mía, viên đường đã nuôi lớn bao nhiêu thế hệ con người xứ Quảng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm thông tin về nghề làm mía đường của làng Đại Bình.

1. Những Đồi Mía Bạt Ngàn 

Là một vùng đồi núi cao, người dân làng Đại Bình không có nhiều diện tích đất để trồng lúa nước. Nơi làng Đại Bình có nghề truyền thống là nghề làm đường mía. Đất vườn được tận dụng lẫn đất đồi nương nơi núi cao trồng cây đặc biệt là mía. Mía dễ chăm sóc, chịu được nắng mưa, khô hạn. Mía rắn chắc, lớn tự nhiên như những đứa trẻ con trong làng.

Nghề làm mía đường ở làng quê Đại Bình đã ngót nghét hơn ba chục năm. Mía đường đã góp phần nuôi lớn bao người con Đại Bình. Mỗi khi rời xa quê, nỗi nhớ mùi mía vị ngọt của đường  non mộc mạc cứ in sâu. Hầu hết các gia đình trong làng đều dựa vào nghề làm mía đường mang lại thu nhập chính. Những bạt ngàn mía xanh trên các đồi nương cao vót tạo nên khung cảnh làng quê tuyệt đẹp. Giữa mây trắng bồng bềnh, đồi cát trắng mịn được ôm gọn trong lòng sông Thu êm ả. Một cảnh quang thiên nhiên hoang sơ, bình yên khiến xao xuyến lòng người.

Mùa thu hoạch mía và làm đường thường vào những tháng cuối năm. Các công đoạn làm đường đều sản xuất thủ công do tự tay người dân làng. Những đôi tay rắn chắc, điêu luyện đã tạo nên không biết bao nhiêu viên đường chất lượng cho người tiêu dùng. Những mẻ đường thơm ngon, khiến người thưởng thức khó quên được dư vị làng quê.

Những Đồi Mía Bạt Ngàn Nuôi Lớn Nhiều Thế Hệ
Những Đồi Mía Bạt Ngàn Nuôi Lớn Nhiều Thế Hệ

>>> Xem Thêm: Thật Đáng Tiếc Nếu Bạn Chưa Biết Làng Đại Bình Có Gì?

2. Thưởng Thức Tô Đường Non Đậm Vị Quê Hương

Tại lò, vào mùa thu hoạch mía và làm đường, quanh cảnh làng quê trở nên nhộn nhịp và đông đúc hẳn. Khách đến tham quan làng Đại sẽ có dịp được thưởng thức những chén đường non – đường mới nấu ra nóng hổi, sánh vàng. Mùi thơm của mía, vị ngọt của đường tan chảy nơi cuống lưỡi khiến bạn khó quên.

Điều tuyệt vời nhất của món ăn này là ăn kèm với đậu phộng hoặc mè rang sẵn. Món ăn này tương tự như kẹo Cu Đơ của Xứ Nghệ nhưng mùi thơm và dư vị đậm của đường thì lại khác. Đường tán được cho vào chảo, mang đi nấu tan ra để làm chè hoặc làm kẹo. Đường chất lượng để lâu cũng sẽ không bị hư hại. Ngày xưa các cụ và mẹ thường treo đường trên giàn bếp để năm này qua năm nọ đường lại càng thơm và săn chắc hơn.

Lớp đường non mới được ra lò có màu vàng ươm, trong suốt bám vào khúc mía. Lấy tay gỡ từng chút cho vào miệng. Miếng đường non vừa dẻo, vừa ngọt, vừa thanh, ăn hoài chưa chán. Những ngày mưa nếu được thưởng thức món ăn này còn gì tuyệt vời bằng. Bên bếp than hồng ấm, nhâm nhi miếng bánh tráng kèm đường non cùng đậu phộng, cùng nhau trò chuyện chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Thưởng Thức Tô Đường Non Đậm Vị Quê Hương
Thưởng Thức Tô Đường Non Đậm Vị Quê Hương

>>> Xem Thêm: Làng Đại Bình – Điểm Đến Tham Quan Lý Tưởng Cho Du Khách Trong Và Ngoài Nước Khi Đến Quảng Nam

3. Quy Trình Tạo Ra Viên Đường Chất Lượng

Vào ngày mùa, làng quê nhộn nhịp với cảnh phát mía, gom mía về chòi đạp mía. Từng công đoạn tỉ mỉ cần sự chỉn chu và sự hiểu biết mới có thể tạo ra những viên đường chất lượng đậm hương vị của mía. Mía được lựa chọn từ những cây cao, rắn chắn, không bị sâu đục, như vậy khi ép nước mía mới có thể ngọt.

Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển việc ép mía phải dựa vào sức trâu kéo. Những chú trâu to, khỏe mạnh thay nhau ép mía để giúp người dân. Mía được ép ra nước mang đi nấu trên chảo to. Bếp lửa than to, đỏ hồng, lửa càng nóng độ sánh vàng của đường càng cao. Khuấy nước mía đến khi nào tạo thành đường keo đặc lại là hoàn thành. Lúc đó, người dân sẽ đổ đường ra khay và những khung có sẵn để tạo thành đường tô, đường non và đường viên. Để nguội từ 1 – 2 ngày là đã có thể mang đi bán.

Những nhà có chòi mía, lò nấu đường ngày mùa phải thức 2-3 giờ sáng để chụm che, nấu, đổ đường vào khuôn… Tất cả công đoạn chế biến đều thủ công. Theo lệ, người nấu thuê ngoài trả công cho chủ lò thường để lại 2 cặp đường bát để “lấy phước”. Thường thì thương lái tới tận chòi thu mua. Những ghe thuyền đợi sẵn ngoài bến sông về xuôi. Cũng vì vậy, ngày mùa, bến sông Thu Bồn vùng Đại Bình có phần tấp nập hơn mọi khi.

Nghề Làm Đường Mía
Nghề Làm Đường Mía

>>> Xem Thêm: Bí Mật Nằm Sau Vẻ Đẹp Bình Yên Của Làng Trái Cây Đại Bình Xứ Sở Nam Bộ Thu Nhỏ

4. Món Quà Quê Đặc Sản Đại Bình

Một điều thú vị của làng Đại Bình là đường bát được bán theo bầu, mỗi bầu đường có tổng cộng 30 cặp, tức 60 bát (táng). Với giá thị trường hiện nay, mỗi bầu đường có giá trị 550.000 – 600.000 đồng.Thời trước, thói quen dùng đường bát để làm bánh, kẹo và những thực phẩm dịp tết hoặc nấu chè, xôi… khá phổ biến, lại an toàn, trở thành những món không thể thiếu của người bình dân. Kẹo đậu phộng được làm từ đường bát là chủ yếu, đậu phộng phơi khô, nấu đường tan chảy đổ vào, đợi khô là đã có thể thưởng thức. Cách làm khá đơn giản đúng không nào!

Ngành nghề mía đường thủ công đang dần sa sút tại làng Đại Bình. Hầu hết người dân khó trụ với nghề do thu nhập thấp và không tìm được đầu ra lâu dài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi, nhiều sản phẩm chế biến từ mía để du khách thưởng thức. Mua ít đường non về làm quà biếu chắc mọi người sẽ khó quên với đặc sản làng Đại Bình này.

Món Quà Quê Đặc Sản Đại Bình
Món Quà Quê Đặc Sản Đại Bình

Nghề làm đường mía là một phần ký ức, là cả tuổi thơ của những người thế hệ 7x, 8x trở về trước. Đến mùa đường, rất nhiều người ở thành phố, ở các nơi xa đưa con cháu ghé về làng Đại Bình chơi để được ôn lại kỷ niệm thời còn nhỏ. Thưởng thức bát đường non, in đậm nơi cuống lưỡi, nghe vị ngọt thấm tận tâm can.

5/5 - (10 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here