Nghe đến Làng Đại Bình là chúng ta nghĩ đến ngôi làng của đặc sản trái cây Nam Bộ giữa đại ngàn miền trung. Bên cạnh trái cây thì người dân trong làng cũng còn làm rất nhiều làng nghề truyền thống con lưu giữ và phát triển đến ngày nay. Trong đó có nghề làm kén Đại Bình. Hãy cùng tìm hiểu làng nghề làm kén truyền thống của làng Đại Bình như thế nào dưới bài viết này.
1. Nghề Làm Kén Đại Bình – Một Làng Nghề Truyền Thống
1.1. Nguồn Gốc Nghề Làm Kén Làng Đại Bình
Nghề trồng dâu, nuôi tằm là một làng nghề truyền thống của người dân làng Đại Bình. Nghề đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong làng. Hiện nay trong làng còn có hơn 30 hộ làm nghề này. Có nhiều nhà trong làng đã làm nghề này từ thời ông cố tới giờ. Từ cách ươm tơ, sản xuất dâu tằm, kén được duy trì từ ông cha ta để lại. Ngoài những bãi dâu dọc sông Thu Bồn thì Nông Sơn còn có thể quy hoạch các đồi dâu để mùa lũ có thể thu hoạch phục vụ cho việc sản xuất kén cung cấp ra thị trường quanh năm và ổn định.
1.2. Điều Kiện Phát Triển Nghề Làm Kén Làng Đại Bình
Một điểm thuận lợi cho nghề trồng dâu nuôi tằm ở Đại Bình là ở đây là thổ nhưỡng. Nguồn nước dồi dào của sông Thu Bồn cùng phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng đất hai bên bờ sông tạo thành bãi, nương, nà rất thích hợp cho sự phát triển của cây dâu. Cây dâu trồng ở đây tươi tốt, xanh ngắt và cho nhiều nhựa. Còn một điều đặc biệt nữa là ở đây người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy mà cây dâu phát triển tự nhiên, con tằm ăn dâu sạch thì sẽ phát triển nhanh, không bị bệnh hay chết do tàn dư của chất bảo vệ thực vật. Không chỉ với cây dâu mà còn với tất cả các cây trái trong làng đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
1.3. Cách Làm Kén
Cách làm kén của người dân ở đây thì còn thủ công, với quy mô nhỏ. Chưa có áp dụng máy móc. Mùa trồng dâu thường bắt đầu vào tháng 10 khi đất trên nương dâu đã được cày xới phân hàng. Giống dâu thì người dân phải mua từ nơi khác. Con tằm thì mua từ nơi khác về. Cứ mỗi lứa tằm cho kén khoảng 17 – 21 ngày. Mỗi sào dâu có thể đủ cho tằm ăn và cho thu hoạch ít nhất nửa hộp kén tằm, thu nhập khoảng 3 triệu đồng. Mỗi năm, cho thu hoạch khoảng 7 – 8 lứa tùy điều kiện chăm sóc và thời tiết. Ngoài ra, người dân trong vùng, các thương lái trên địa bàn cũng đến tận nơi để thu mua con nhộng về làm thực phẩm.
>>> Xem Thêm: Tổng Hợp Bài Viết Liên Quan Đến Làng Đại Bình
2. Cuộc Sống Của Người Dân Nhờ Nghề Trồng Dâu Nuôi Tằm
Nghề làm kén làng Đại Bình cũng mang lại một nguồn thu nhập kha khá, đảm bảo cuộc sống sung túc hơn. Đối với những hộ làm nghề này thì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi một lứa nuôi 2 đuỗi kén (gần 1 hộp trứng) thì sẽ thu được khoảng 40kg kén. Nếu thời tiết thuận lợi, lá dâu phát triển tốt, mỗi tháng có thể làm được hai lứa. Với giá thị trường như hiện nay là 150 nghìn đồng/kg thì thu nhập vào khoảng 10 triệu đồng. Nghề làm kén làng Đại Bình mang lại thu nhập rất khá so với các nghề khác trong làng.
>>> Xem Thêm: Cảm Nhận Những Ánh Nắng Hoàng Hôn Làng Đại Bình Êm Dịu Và Bình Yên
3. Khôi Phục Lại Làng Nghề Truyền Thống
Là một làng nghề truyền thống lâu đời đã mang lại nguồn kinh tế không nhỏ cho người dân nhưng đang dần bị mai một. Chính quyền huyện Nông Sơn đã và đang có những giải pháp, hướng đi nhằm khôi phục lại làng nghề truyền thống. Đồng thời tìm giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân làm nghề. Bà con trong làng được khuyến khích trồng dâu, nuổi tằm.
Nghề làm kén Đại Bình đang dần bị mai một do lớp trẻ ngày nay đi làm ăn xa, làng nghề không biết truyền lại cho ai. Cùng với sự phát triển khu du lịch sinh thái Đại Bình thì làng nghề này đang được khuyến khích đầu tư khôi phục, tạo thêm thu nhập, phát triển kinh tế mà vẫn giữ được làng nghề truyền thống cho bà con nơi đây.