Mỗi một nước sẽ có lịch sử của nước đó. Mỗi một ngôi làng trên đất nước Việt Nam cũng đều có một câu chuyện lịch sử về những người đã thành lập nên làng. Đó là tiền hiền. Họ là những người được người dân biết ơn, những người đã khai móng cho cuộc sống của người dân ở đó ngày nay. Làng Đại Bình cũng vậy. Lịch sử tiền hiền làng Đại Bình – Làng trái cây Nam bộ là như thế nào? Cùng minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Lịch sử tiền hiền làng Đại Bình

1.1. Người thành lập làng

Nghe lời kể của các cụ trong làng, tiền hiền đầu tiên của làng Đại Bình là cụ Nguyễn Công Trí. Cụ là người đầu tiên đến làng khai phá và sinh sống. Sau này, nhiều người thấy được tiềm năng của vùng đất này và bắt đầu di cư về đây làm ăn, sinh sống. Lâu dần, từ một vùng đất hoang sơ bên dòng sông Thu Bồn đã trở thành một ngôi làng nhỏ. Và đến bây giờ đã trở thành một ngôi làng với dân cư đông đúc. 

Cụ Nguyễn Công trí đã có công khai phá và xây dựng nên làng Đại Bình. Những tiếc rằng cuộc đời cụ không có con cái. Sau này không có ai kế thừa lại những di sản của cụ để lại. Đây là điều mà những già làng ở đây nuối tiếc nhất khi nhắc đến tiền hiền. 

Cổng làng Đại Bình
Cổng làng Đại Bình

1.2. Những dòng họ trong làng

Cụ Nguyễn Công Trí là tiền hiền làng Đại Bình đầu tiên. Sau cụ Nguyễn Công Trí, những người khác cũng đến đây làm ăn, sau này mới có một số dòng họ còn đến ngày nay như họ Nguyễn, Trần, Trịnh. 

Tiếp nối những gì cha ông để lại, những người dân ở đây đã xây dựng làng ngày càng sung túc hơn. Nhờ thổ nhưỡng tốt cùng sự bồi đắp của con sông Thu Bồn, làng Đại Bình đã nổi tiếng khắp nơi với những trái cây đặc sản của vùng đất Quảng như bưởi trụ lông, bòn bon, chôm chôm… Không những vậy, những loại trái cây Nam Bộ cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho sai trĩu quả như sầu riêng, măng cụt,… Ngày nay, những người ở lại thì duy trì nếp sống của làng, những người con xa quê thì về tu bổ làng ngày một khang trang hơn. Mỗi một con người ở đây đều tự hào về lịch sử của làng, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. 

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Văn
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Văn

>>> Xem Thêm: Nghề Làm Kén Đại Bình Nghề Truyền Thống Tạo Ra Thu Nhập Cho Người Dân

2. Nhà thờ tiền hiền làng Đại Bình

2.1. Nhà thờ các dòng họ trong làng

Hiện nay trong làng vẫn có nhiều nhà thờ thờ tự tiền hiền làng Đại Bình như nhà thờ của nhiều dòng họ Nguyễn, Trần, Trịnh. Hầu như trong làng chỉ có ba dòng họ này, cứ tiếp nối từ đời này sang đời khác chứ không có dòng họ nào thêm. Đến ngày rằm tháng giêng, tháng bảy thì người dân ở đây lại bắt đầu cúng tế để tỏ lòng biết ơn những người đã có công thành lập và xây dựng làng, cầu mong phù hộ làng có cuộc sống an lành, hạnh phúc. 

Nhà thờ ở đây được người dân coi trọng, rất thiêng liêng. Cổng nhà thờ rất là lớn, được thiết kế theo phong cách xưa. Xung quanh nhà thờ vẫn có những vườn cây trĩu quả nổi tiếng. Vì là nhà thờ của dòng họ nên phải có sự cho phép bạn mới có thể vào xem nhà thờ này. 

Nhà thờ họ Trần Văn
Nhà thờ họ Trần Văn

>>> Xem Thêm: Mách Nhỏ Bạn Đi Làng Đại Bình Mua Quà Gì Cho Bạn Bè, Người Thân

2.2. Dinh thờ cúng

Ngoài nhà thờ của các dòng họ tiền hiền làng Đại Bình thì làng còn có các dinh, nơi thờ cúng đầu làng, cuối làng, nhà thờ âm linh.

  • Nhà thờ âm linh

Nhà thờ âm linh là nơi thờ, hương khói cho những phần mộ vô danh. Trong thời kỳ chiến tranh, mặc dù làng không hề bị bom đạn của quân thù đánh phá nhưng lại có rất nhiều những phần mộ vô danh ở đây. Đi loanh quanh làng bạn sẽ thấy. Theo như các cụ trong làng thì cũng không biết nguồn gốc của những cái mộ này. Dân làng chỉ lập nhà thờ và đến ngày rằm tháng giêng thì cúng tế.

  • Dinh đầu làng, cuối làng

Các dinh đầu làng và cuối làng dùng để cúng lễ vào ngày 20 tháng giêng. Lễ cúng này là cho người dân trong làng khai hoang làm ăn, người làm rừng. Những tập tục này vẫn giữ cho đến ngày nay. Vào những ngày này không chỉ người dân trong làng mà người dân ở khắp nơi đến rất đông. Họ về đây để thắp hương, thờ cúng, cầu mong cho cuộc sống an lành.

Dinh cuối làng
Dinh cuối làng

Đến với làng trong thời điểm cúng bái tiền hiền làng Đại Bình bạn sẽ thấy được tấm lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với tổ tiên, dòng họ. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta để nhớ về nguồn cội. 

>>> Xem Thêm: Nhà Cổ Làng Đại Bình Với Những Kiến Trúc Độc Đáo Về Văn Hóa Con Người Xưa

5/5 - (16 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here